Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ nguyên nhân là gì

Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ nguyên nhân là gì Hãy cùng Thietbiyteaz giải đáp thắc mắc của các bạn trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé

Quai bị ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh viêm tuyến mang tai do virus quai bị, hay còn được biết đến là quai bị ở trẻ em, là một bệnh gây sưng và đau tuyến nước bọt mang tai. Các tuyến này thường nằm ở hai bên mặt, giữa tai và hàm. Mặc dù bệnh quai bị thường không gây ra các biểu hiện nghiêm trọng ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ khi mắc bệnh đều có thể cảm nhận được sự đau đớn ở vùng này.
Bệnh quai bị hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và thường chỉ xuất hiện ở trẻ từ 2 tuổi đến thanh thiếu niên, với khả năng mắc bệnh ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Tần suất mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi, đạt đỉnh cao ở nhóm tuổi từ 10 đến 19.
Thường thì sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus này suốt đời. Do đó, hầu hết trẻ chỉ mắc bệnh quai bị một lần trong đời và hiếm khi mắc bệnh lần thứ hai.
Tại Việt Nam, bệnh quai bị có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa Thu – Đông. Bệnh thường có tỷ lệ mắc cao ở các vùng đông dân, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc và khu vực Tây Nguyên.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị ở trẻ

Quai bị có thể lây lan khi trẻ tiếp xúc với các chất dịch từ miệng, mũi, và họng của người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus này có thể tồn tại trong môi trường ngoài cơ thể trong thời gian dài, khoảng 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 20 độ C và khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ từ -25 đến -70 độ C. Do đó, virus có thể sống trên các bề mặt như tay nắm cửa, dụng cụ ăn uống, đồ chơi, ly uống nước, và đồ dùng cá nhân của người bệnh.
Thời điểm virus quai bị lây lan dễ nhất là khoảng 1-2 ngày trước khi tuyến nước bọt sưng, đau và kéo dài đến tận 6 ngày sau khi trẻ đã hết bệnh. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên cách ly trẻ và bắt đầu thực hiện các biện pháp điều trị dự phòng. Ngược lại, bố mẹ cũng nên tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh quai bị cao.
Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh quai bị

Hầu hết các dấu hiệu của bệnh quai bị ở trẻ em khá tương tự như các triệu chứng của cảm cúm thông thường. Chúng thường xuất hiện khoảng hai tuần sau khi trẻ tiếp xúc với virus quai bị và bị nhiễm virus, bao gồm:
– Sốt nhẹ trong 1-2 ngày đầu, sau đó sốt cao trên 38 độ C trong 3-4 ngày.
– Mệt mỏi, cảm giác khó chịu.
– Đau đầu.
– Nhức tai.
– Cảm giác ớn lạnh, sợ gió.
– Tiết nước bọt nhiều.
– Sưng và đau tuyến nước bọt mang tai, đặc biệt khi trẻ bị kích thích vị giác.
– Sưng má (một bên hoặc cả hai bên có thể bị).
– Đau họng và đau ở góc hàm, đau khi nhai, nói chuyện hoặc nuốt nước bọt.
– Thiếu ham muốn ăn, ăn kém…
Trẻ mắc bệnh quai bị có thể có hoặc không có triệu chứng rõ ràng của bệnh. Khoảng một phần ba số trẻ mắc bệnh quai bị không thể nhận biết được triệu chứng hoặc chỉ có các biểu hiện nhẹ. Do đó, khi nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh quai bị, với các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị.

Chuẩn đoán bệnh quai bị ở trẻ em như thế nào 

Chuẩn đoán
Hiện tượng quai bị ở trẻ em thường được chẩn đoán nhanh chóng thông qua việc thăm khám lâm sàng. Vì vậy, khi trẻ bắt đầu có biểu hiện, cha mẹ nên ghi nhớ các triệu chứng đã xuất hiện để cung cấp cho bác sĩ. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hỏi mẹ về tiền sử bệnh của trẻ để hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch tiết từ mũi, cổ họng của trẻ để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Điều trị bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Hiện nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc đặc trị. Quai bị là bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không được dùng trong điều trị bệnh này. Việc điều trị bệnh quai bị ở trẻ nhỏ sẽ dựa vào các triệu chứng đã xuất hiện ở trẻ, độ tuổi, tiền sử bệnh, mức độ nghiêm trọng và tình hình sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ có các triệu chứng hoặc nghi ngờ trẻ mắc bệnh quai bị, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác, từ đó, được tư vấn cách điều trị và chăm sóc trẻ phù hợp, hiệu quả.
Đối với trẻ có biểu hiện sốt cao, đau nhức cơ, tuyến nước bọt, bố mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm, cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt (acetaminophen hoặc ibuprofen). Trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, phụ huynh và người chăm sóc trẻ nên hỏi ý kiến bác sĩ và cho trẻ uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ sốt cao khiến cơ thể bị mất nước, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm các nước chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như sữa, nước ép trái cây, dung dịch bù điện giải oresol (lưu ý không nên quá lạm dùng dung dịch này) để bù nước và bù lượng điện giải đã mất trong cơ thể.
Cho trẻ súc miệng và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của virus trong khoang miệng, mũi.
Bệnh quai bị khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, do đó, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Khi mắc bệnh, trẻ cảm thấy đau khi nhai, nuốt, vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn ít phải nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Bên cạnh đó, cần chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong các bữa ăn của trẻ, tránh để trẻ bỏ bữa và sử dụng các món ăn gây kích thích vị giác khiến trẻ tiết nước bọt nhiều hơn.
Hạn chế cho trẻ vận động mạnh, chạy nhảy khi bệnh chưa được chữa trị hoàn toàn, nhất là các trẻ nam vì điều này có thể dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn, khiến trẻ bị vô sinh.
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị, tránh để lại những di chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ.
Bệnh quai bị ở trẻ em thường sẽ khỏi sau khoảng 10-12 ngày kể từ khi phát bệnh nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách. Lúc này, tuyến nước bọt của trẻ sẽ không còn sưng và đau nữa. Tuy nhiên, vì thời điểm tuyến nước bọt ở hai bên sưng lên khác nhau, nên một bên tuyến nước bọt sẽ giảm sưng trước bên còn lại.

Nguồn: Tham khảo Internet

Thông tin cần tư vấn truy cập thietbiyteaz.com để được hỗ trợ.